Cau Hải Đường đang vươn ra thị trường thế giới
Lượt xem: 1059
Từ xa xưa Hải Đường được biết đến bởi nơi đây vốn là một làng quê trù phú màu mỡ với những mảnh vườn bốn mùa bát ngát cau xanh trải dài theo luỹ tre làng, cau đã được bà con nông dân trồng cấy lưu truyền qua các thế hệ người Hải Đường và cây cau lá trầu không chỉ là trong truyện truyền thuyết mà giờ đây cau Hải Đường đã và đang làm đẹp cho quê hương đổi mới từng ngày, chính vì thế mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chọn làng Hoành Đồn – xã Hải Đường nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia làng sinh thái từ năm 2008.
Những năm gần đây phát huy lợi thế của địa phương, mỗi năm người dân Hải Đường bán ra thị trường hàng trăm tấn cau quả, thu về hàng chục tỷ đồng chưa kể bán cây cau giống cho các địa phương khác cũng cho nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên, ở trong nước quả cau mới chỉ sử dụng cho bào chế các bài thuốc cổ truyền từ ngạt cau và một phần cho sinh hoạt cưới hỏi, ăn trầu ….. Khi được thị trường các nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số nước Châu Âu biết đến, việc dùng cau sấy khô để bào chế thành sản phẩm kẹo cau dùng cho những nơi có khí hậu lạnh đã được thương lái từ Trung Quốc đến tham quan và trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu, xuất đi các nước. Ban đầu tất cả các khâu sản xuất chế biến mới chỉ là hình thức thủ công nhỏ lẻ, đơn thuần, từ  3 rồi 5 cơ sở đến nay xã Hải Đường đang có 16 cơ sở thu mua sản xuất cau sấy khô. Đặc biệt mùa cau năm 2015, tất cả được chuyển sang sản xuất cau sấy theo công nghệ mới được thương lái đặt hàng và đầu tư một phần vốn cho mua sắm thiết bị, cải tạo lò sấy. Theo các chủ lò, nếu sản xuất theo phương pháp thủ công sấy bằng than củi, than tổ ong bình thường phải mất 5 ngày mới cho ra lò môt lượng 10 tấn. Nhưng nếu sấy theo công nghệ mới bằng lò hơi thì chỉ mất 3 ngày đã cho ra lò 1 lượng 20 tấn và theo phân tích của các thương lái, cau sấy bằng nhiệt theo công nghệ mới đạt cao hơn so với sấy thủ công và đảm bảo chất lượng sạch, an toàn. Nhưng nếu sản xuất theo phương pháp thủ công qua lửa và khói than nhiều độc tố, tỷ lệ thành phẩm cau sấy khô đạt thấp hơn. Chính vì vậy mà các chủ lò đã sớm tiếp cận với phương pháp sấy theo công nghệ mới và đã được khách hàng đặt thu mua với số lượng lớn mà giá thành lại cao hơn so với hàng năm.
Về Hải Đường những ngày này, khi mùa cau đang đến kỳ thu hoạch đại trà không khí nhộn nhip ở hầu hết các ngả đường trong thôn xóm bà con nông dân phấn khởi với một vụ cau được mùa, giá cao đang thu hái về nhập cho các chủ lò. Một số người còn đi thu mua ở các huyện trong tỉnh và các tỉnh Thanh hoá, Ninh Bình về nhập mỗi ngày hàng chục tấn. Với lượng cau quả và giá như hiện nay gần 30.000/kg quả tươi, nhiều hộ nông dân ở Hải Đường sẽ cho thu nhập từ 50 -70 triệu đồng. Cá biệt có hộ đạt gần 100 triệu đồng chưa kể lao động đi thu mua cũng có thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Riêng đối với các chủ cơ sở sản xuất sấy khô, mỗi lò trừ chi phí ước tính đạt 700 – 900 triệu đồng/1 vụ cau. Ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương có thu nhập từ 7- 8 triệu đồng/người/tháng.
 Để có được thành công trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Hải Đường giờ đây đang phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương, tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá và xây dựng các làng nghề truyền thống nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới bền vững và phát triển.
                                                                                    Phạm Tuấn Hiệp 
                                                               Phó ban Tuyên giáo Đảng uỷ xã Hải Đường







image advertisement

image advertisement


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang