Làng mộc mỹ nghệ Tam Tùng Đông
Lượt xem: 1020
Xã Hải Đường (Hải Hậu) có làng nghề mộc mỹ nghệTam Tùng Đông với 139/190 hộ làm nghề, thu hút trên 300 lao động tham gia. Năm2012, làng nghề Tam Tùng Đông đã được UBND tỉnh công nhận đủ các tiêu chí làngnghề do Bộ NN và PTNT quy định.

    Theo các cụ cao niên trong xã, nghề mộc ở Tam Tùng Đông có lịch sử hình thành và phát triển trên 50 năm, khởi nguồn từ dòng họ Phạm, do anh em cụ Phạm Văn Tính, Phạm Văn Toán gây dựng. Cụ Phạm Văn Toán, năm nay đã bước sang tuổi 83 cho biết: Gần 60 năm trước, cụ và anh trai là cụ Tính theo một hiệp thợ trong vùng làm công, chuyên nhận các công trình nhà gỗ 5 gian theo lối cổ truyền thống và làm "hàng ngang" (là các loại giường, tủ, bàn ghếphục vụ sinh hoạt). Sau một thời gian vừa làm vừa học nghề, anh em ông đã táchra dựng xưởng sản xuất riêng ngay tại quê nhà. Ngoài 4-5 thợ chính, chuyên dựngnhà gỗ, xưởng của anh em ông thường xuyên có từ 3-4 thợ chính và hàng chục thợhọc việc chuyên đóng các loại "hàng ngang" cung ứng nhu cầu của nhân dân.Dần dà, một số thợ chính tách ra làm riêng, nhiều thợ phụ cũng lên thợ chính,thợ cả... nên ngoài sản xuất nông nghiệp làng Tam Tùng Đông có thêm nghề phụ lànghề mộc mỹ nghệ. Sau một thời gian dài sản xuất cầm chừng, nghề mộc ở làng TamTùng Đông có bước phục hồi. Với sự xuất hiện của các loại máy móc góp phần"cơ giới hóa" các công đoạn sản xuất thủ công nặng nhọc trước đây;nguồn nguyên liệu chính dồi dào, sẵn có hơn và nhu cầu của nhân dân về các loạisản phẩm mộc mỹ nghệ ngày càng tăng cao góp phần giúp nghề mộc sôi động trởlại. Làng nghề hiện có trên 30 xưởng sản xuất, trong đó có 12 xưởng lớn đầu tưđầy đủ các loại máy móc hiện đại, mỗi xưởng thu hút từ 10-15 lao động thườngxuyên. Sản phẩm của làng nghề đa dạng, phù hợp với nhu cầu của thị trường, từbình dân đến cao cấp. Ngoài các sản phẩm mộc gia dụng phục vụ sinh hoạt truyềnthống như bàn, ghế, giường, tủ...; nhiều hộ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng đểmua máy chạm khắc tự động CNC-3D điều khiển bằng máy vi tính, sản xuất các mặthàng tinh xảo, cao cấp theo lối cổ. Tiêu biểu là hộ các anh: Đỗ Văn Trường, VũVăn Lạng, Nguyễn Văn Chinh... Sau nhiều lần tham quan, học hỏi kinh nghiệm tạicác làng nghề mộc nổi tiếng, năm 2009, anh Trường là người đầu tiên trong làngnghề đầu tư máy CNC-3D trị giá 240 triệu đồng để sản xuất các mặt hàng tinh xảonhư: bàn, ghế, sập, tủ... theo lối cổ. Máy CNC-3D có ưu điểm là có công suấtlớn (bằng năng suất của 4-5 thợ chính), độ chính xác cao, khắc họa tỉ mỉ, chínhxác các loại hoa văn, hình khối của nhiều loại sản phẩm cao cấp, được thịtrường tín nhiệm và tiêu thụ tốt.

   Từ hạt nhân là làng nghề Tam Tùng Đông, nghề mộc đã phát triển mạnh ra nhiều xóm của xã Hải Đường. Toàn xã hiện có trên 30 xưởng mộc lớn có quy mô từ10-20 lao động. Nghề mộc phát triển tạo việc làm tại chỗ và thu nhập ổn địnhcho hàng nghìn lao động, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, là yếu tố quan trọng giúp xã Hải Đường đạt các tiêu chí xây dựng NTMtrong năm 2014./.Từ thành công của hộ anh Trường, đến nay, làng nghề Tam TùngĐông đã có tổng số 12 máy CNC-3D các loại (từ 4, 6 đến 10 mũi). Các công đoạnchạm, khắc thủ công trước đây được máy móc xử lý, đạt độ chính xác cao, đảm bảothẩm mỹ, mẫu mã sản phẩm đa dạng. Ngoài đảm nhiệm công việc trong xưởng, nhiềuhộ đã trở thành “đầu mối” chuyên nhận gia công, chạm khắc hoa văn trên các loạicánh tủ, chi tiết đồ thờ, bàn ghế cho các hộ trong làng nghề và cả vùng xungquanh. Với 3 máy CNC-3D, mỗi tháng cơ sở sản xuất của anh Chinh tiêu thụ khoảng5-7m3 gỗ nguyên liệu, sản xuất từ 15-18 bộ bàn ghế giả cổ, tạo việc làm cho 5lao động địa phương với mức lương bình quân từ 150 nghìn đồng/người/ngày. Cơ sởsản xuất của anh Lạng cũng có 2 máy CNC-3D, mỗi tháng sản xuất được từ 5-8 bộsản phẩm gồm: bàn ghế, tủ chè, sập... và thường xuyên nhận gia công cho các hộtrong làng nghề, trong vùng. Ngoài các hộ có tiềm lực, nhiều hộ vẫn trung thànhvới các dòng sản phẩm "hàng ngang" truyền thống phục vụ nhu cầu tạichỗ hoặc chuyên nhận phần nội thất của các công trình xây dựng. Tiêu biểu là hộông Phạm Văn Liên, năm nay 53 tuổi với trên 30 năm trong nghề, hậu duệ đời thứhai của hiệp thợ họ Phạm năm xưa chuyên nhận thi công phần gỗ (cửa, cầu thang,ván sàn, trần...) của các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh. Trong năm2014, đội thợ 15 người (mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng) của ôngđã nhận và hoàn thành trên 20 công trình ở Hà Nội và các huyện: Hải Hậu, XuânTrường, Nghĩa Hưng. Từ đầu năm 2015 đến nay, ông Liên đã nhận và hoàn thànhphần gỗ nhiều công trình cho Trường Chính trị huyện Duy Tiên (Hà Nam); TrườngTHPT Trần Nhân Tông (Nghĩa Hưng); Trường THPT Vũ Văn Hiếu (Hải Hậu)...







image advertisement

image advertisement


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang